Bài viết

Running man Vua Pháp Thuật – Khi thị trường game là những cuộc đua dài

Nếu như Vũ Xuân Tiến được tất cả người dân Việt Nam biết đến như một con người nhiệt huyết, chạy theo niềm đam mê của mình trong suốt chặng đường dài 5 km thì Vua Pháp Thuật chính là minh chứng tiêu biểu cho một webgame “sung sức” trong suốt cuộc đua dài để chinh phục game thủ Việt Nam cũng như thế giới!

Có thể ví thị trường game Việt Nam hiện nay như một cuộc chạy đua dài giữa những NPH tên tuổi lẫn những đơn vị nhỏ lẻ. Họ đầu tư tiền mua những game mà họ cho là “hợp thời” về, sau đó vận hành, Việt hóa và đem đến những món ăn mới cho cộng đồng game thủ.

Có những game vì không phù hợp với thị hiếu của phần đông người chơi mà chỉ 3 – 4 tháng đã có tuyên bố khai tử. Lâu hơn nữa là những game sống 2, 3 năm. Và hiếm hoi hơn cả là những game có tuổi đời từ 4 đến 5 tuổi. Tuổi thọ của những webgame đạt đến con số này lại càng khó gặp hơn bao giờ hết, bởi webgame theo suy nghĩ thông thường là những món mì ăn liền: “nhanh no” và cũng “dễ ngán”. Có thể nói, đại diện sừng sỏ nhất cho những webgame “trâu bò” ở Việt Nam chính là trò chơi Vua Pháp Thuật!

Giữ vững phong độ trong đường đua nội địa

Webgame Vua Pháp Thuật, chính thức ra mắt cộng đồng game thủ vào năm 2009, vào thời điểm các NPH game trong nước chính thức bắt đầu vào việc khai phá thể loại game tương đối “béo bở” này. Đã có bao nhiêu những webgame đình đám một thời, ra đời cùng năm hoặc sinh sau đẻ muộn hơn Vua Pháp Thuật rồi cũng phải tuyên bố đóng cửa như: Đế Chế Quật Khởi, Võ Lâm Truyền Kỳ web, Tung Hoành Thiên Hạ, Linh Vương v.v..

 
Tung Hoành Thiên Hạ ra mắt năm 2009 và đến nay cũng đã đóng cửa

Là một trong những webgame đời đầu, vẫn còn tồn tại mãi đến thời điểm hiện tại không phải là chuyện dễ dàng. Ra đời đến nay đã được 4 năm và đi qua tất cả 5 mùa hè, Vua Pháp Thuật vẫn thể hiện được thể lực “dai”, “bền” của mình là điều hiếm có webgame nào có thể có được.

Chứng tỏ đẳng cấp trên đấu trường quốc tế

Vua Pháp Thuật, hay còn có tên quốc tế là Magic Campus, ra đời vào năm 2008, dưới bàn tay của nhà sản xuất mang tên Funcity. Với Vua Pháp Thuật, Funcity đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như Webgame hay nhất năm 2008, 2009, 2010 do GAPP (Đơn vị thuộc Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc) bình chọn.
 
Vua Pháp Thuật đem lại danh tiếng cho NSX FunCity

Năm 2009, Việt Nam là nước đầu tiên mua bản quyền Vua Pháp Thuật về phát hành trong nước, cùng năm đó trò chơi Vua Pháp Thuật cũng có mặt tại đất nước Malaysia. Năm 2010, Vua Pháp Thuật là trò chơi yêu thích của các game thủ thuộc quốc gia Thái Lan và Brazil. Trong năm 2010, Vua Pháp Thuật đánh dấu sức ảnh hưởng của nó sang các nước ở châu Âu, bằng việc phát hành đầu tiên tại Đức. Cuối năm 2011, Vua Pháp Thuật “đổ bộ” đến Indonesia. Cũng vào thời gian này đã có khoảng 50 triệu game thủ trên toàn thế giới chơi trò chơi Vua Pháp Thuật trong hơn 20 quốc gia.

Việt Nam là nước phát hành Vua Pháp Thuật đầu tiên ở nội địa

Như vậy, cho đến nay Vua Pháp Thuật đã có mặt ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới như: Đức, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Brazil, Indonesia, Nhật, Ấn Độ v.v… Ở Trung Quốc hiện tại, Vua Pháp Thuật đã lên tới con số 83 server, điều đó cho thấy được phần nào sự yêu mến mà gamer ở Trung Quốc, đất nước có nền công nghiệp game phát triển mang tầm quốc tế, dành cho trò chơi này!

Hiện tại, Vua Pháp Thuật ở Trung Quốc có đến 83 server

Mặc cho những webgame khác ở trong nước cũng như nước ngoài ra sao, Vua Pháp Thuật (Magic Campus) vẫn trụ vững mãi cùng thời gian, vẫn đang ở trên đường đua để tiến hành chinh phục game thủ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới bằng nội lực sẵn có của nó!

Chắc hẳn nhiều người đang tự hỏi rằng: Lý do vì sao Vua Pháp Thuật (Magic Campus) không chỉ thành công ở trong nước mà còn phát triển mạnh trên toàn thế giới?! Câu trả lời sẽ được viết tiếp ở kỳ sau: Mổ xẻ những nguyên nhân làm nên thành công của Running man Vua Pháp Thuật!

Hãy cùng theo dõi các thông tin tại GameK để biết được tại sao Vua Pháp Thuật thành công tại Việt Nam nhé.


Theo GameK